Pha sữa cho trẻ sơ sinh là công việc quá quen thuộc của các ông bố bà mẹ, tuy nhiên cách pha sữa cho trẻ sơ sinh cần phải đúng chuẩn để đảm bảo an toàn sức khỏe và dinh dưỡng cho bé yêu. Ngay sau đây Nuôi Con Tốt sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật từ khâu chuẩn bị dụng cụ pha sữa bột, lượng sữa cần pha, đến cách pha sữa cho bé nhé.
Cần chuẩn bị những vật dụng gì khi cho bé uống sữa?
Bạn sẽ cần phải mua sẵn nhiều vật dụng để pha sữa dù bạn chỉ cho con bú bình hoặc kết hợp bú bình với sữa mẹ. Dù bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn, bạn cũng cần mua những vật dụng sau, dù chỉ là để đề phòng:
Hãy mua 4 bình sữa loại 120 ml và 10 – 12 bình loại 240 ml có núm vú và vòng đậy nếu bạn cho bé bú bình; 4 – 6 bình loại 240 ml có núm vú và vòng đậy nếu bạn cho bé bú bình kết hợp bú mẹ; 1 bình loại 240 ml với núm vú và vòng đậy để bổ sung dinh dưỡng khẩn cấp nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.
Có ba loại bình sữa dành cho bé: bình theo phong cách truyền thống có cổ và thân chai nằm trên một đường thẳng, bình có thiết kế phần cổ cong để làm giảm lượng khí bằng cách giữ cho núm vú luôn đầy chất lỏng (ít không khí thì bé sẽ ít ợ hơi hơn) và các loại bình dùng một lần có thể tái sử dụng có lớp lót hoặc túi nhựa sẽ co lại theo lượng sữa bé bú. Loại bình này cũng giúp bé giảm thiểu việc nuốt phải không khí.
Núm vú có rất nhiều hình dạng khác nhau (bao gồm cả các dạng giúp chỉnh hình răng và dạng có phần chân lớn mô phỏng theo núm vú mẹ) và có kích thước các lỗ khác nhau (nhỏ hơn cho các bé còn nhỏ, lớn hơn cho những bé lớn). Núm vú silicone không có mùi hay vị, không quá dai, có thể cho vào máy rửa chén và có thể nhìn xuyên qua được để xem núm vú có sạch không. Bạn có thể cho bé thử một số dạng núm vú khác nhau để quyết định xem loại nào phù hợp nhất cho bé.
Lượng sữa bột nên pha cho bé là bao nhiêu?
Việc xác định lượng sữa cho trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng, dù với bé bú sữa mẹ hay sữa công thức.
Trên thực tế, không có một con số để xác định được lượng sữa tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh. Bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khoẻ, cân nặng, cơ địa của mỗi bé… Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy rằng lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ tăng dần theo thời gian và sự phát triển của trẻ.
Mặc dù không thể biết chính xác liều lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ có thể tham khảo bảng gợi ý lượng sữa sau (Bảng sử dụng số liệu trung bình):
Lượng sữa tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào cân nặng, sức khỏe của mỗi bé
Tuổi của trẻ | Lượng sữa mỗi cữ bú |
Ngày 1 (0-24 giờ) | 7ml |
Ngày 2 (24-48 giờ) | 14ml |
Ngày 3 (38-73 giờ) | 38ml |
Ngày 4 (72-96 giờ) | 58ml |
Ngày 7 (144-168 giờ) | 65ml |
Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh chỉ là ở mức tương đối và bắt đầu khoảng thời gian từ tuần thứ 2 trở đi lượng sữa sẽ tăng dần, cụ thể:
– Từ tuần thứ 2 đến 2 tháng tuổi trẻ có thể muốn bú khoảng 70-105ml sữa ở mỗi lần bú
– Khi bé đang ở giữa từ 2 tháng đến 6 tháng nhu cầu sữa tăng lên khoảng 105-210ml sữa
– Lúc 6 tháng tuổi trở lên, mỗi lần bú có thể đạt từ 210-240ml sữa. Tổng lượng sữa một ngày khoảng 900ml
Đến tuổi ăn dặm lượng sữa mỗi ngày bé cần sẽ giảm xuống. Và đến khi bạn đã thiết lập cho bé một chế độ ăn uống đa dạng thì lượng sữa mỗi ngày cần khoảng 600ml.
Sữa mẹ – sữa công thức: Lượng sữa bé cần sẽ khác nhau?
Các mẹ nên biết rằng lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh sẽ khác nhau giữa trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và trẻ bú sữa công thức. Nghĩa là, trẻ được nuôi bằng sữa bột sẽ cần một lượng lớn sữa hơn so với trẻ bú sữa mẹ trong mỗi cữ bú. Nguyên nhân được lý giải như sau:
– Dòng sữa trong bình chảy nhất quán: Trong 3-4 tháng đầu, sau khi nuốt trẻ sẽ hình thành một phản xạ bẩm sinh tự động “kích hoạt” bú. Việc sữa chảy nhất quán, đều đặn hơn so với bầu sữa mẹ sẽ giúp trẻ có xu hướng tiêu thụ sữa nhiều hơn.
– Chủ động kiểm soát lượng sữa: Khi bú sữa mẹ bạn sẽ không thể nào nhìn thấy con đã bú được bao nhiêu nhưng với trẻ bú bình thì khác. Bạn hoàn toàn biết được lượng sữa cũng như có thể “ép” con bú thêm vì không biết được rằng bé đã bú no hay chưa.
– Sự chuyển hoá khác nhau: Trẻ sơ sinh bú sữa bột có khả năng hấp thu các chất dưỡng chất kém hiệu quả hơn so với sữa mẹ. Vì vậy trẻ sẽ cần nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Trẻ sơ sinh bú sữa công thức không thể kiểm soát lượng sữa theo cách bé bú mẹ. Vì vậy, trẻ có thể bị nôn trớ do có quá nhiều sữa trong dạ dày. Đồng thời, việc bú sữa nhiều hơn trong mỗi cữ bú sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị thừa cân.
Khi nào bé đã bú đủ no?
Đối với những ai nuôi con bằng sữa mẹ thì khó có thể biết được con đã bú được bao nhiêu sữa hoặc đã no hay chưa? Nhưng mẹ chỉ cần chịu khó quan sát một vài dấu hiệu dưới đây sẽ biết ngay con có bú đủ hay không.
– Sau mỗi lần bú, bầu ngực của bạn trở nên mềm hơn
– Trẻ đi ngoài với phân có màu vàng, mềm
– Đi tiểu đều đặn, nước tiểu không có màu hoặc màu vàng nhạt, không có mùi hôi. Điều này chứng tỏ bé đã nhận đủ sữa
– Con bạn sẽ thể hiện sự vui vẻ, thoải mái và hài lòng sau mỗi lần bú
– Cân nặng của bé sẽ tăng lên một cách đều đặn sau khoảng 2 tuần đầu tiên
Lưu ý: Đừng quá lo nếu thời gian bú của con ngắn hơn bình thường.Tùy thuộc vào bầu ngực của mỗi mẹ sẽ tạo ra khối lượng sữa khác nhau, bé có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng chỉ trong vòng vài phút khi bú. Miễn sao mẹ đảm bảo việc cho con bú đúng cách cũng như không bỏ qua cữ bú nào.
Dấu hiệu cho thấy bé đang “khát” sữa
Mặc dù chưa thể nói nhưng trẻ sơ sinh đã có thể dùng những “ngôn ngữ” của cơ thể để cho mẹ biết rằng “con đang đói”. Thông thường mẹ hay cho con bú khi thấy bé quấy khóc bởi đây có thể là dấu hiện rõ ràng nhất. Nhưng thật ra khóc đòi bú là lúc bé đã quá đói, bé sẽ trở nên cáu ghắt, khó chịu và thậm chí không thèm bú.
Vì vậy, mẹ cần biết được những biểu hiện cụ thể khi bé đang đòi bú và chủ động cho con bú sớm hơn.
– Bé bắt đầu ngọ nguậy đầu, quay đầu và mở miệng về phía ngực của bạn.
– Làm một số động tác mút và đưa ngón tay lên miệng
– Nếu chạm nhẹ ngón tay vào khóe miệng bé mẹ sẽ thấy con quay đầu và hả miệng
Pha sữa bột cho bé
Việc khử trùng bao gồm rửa thật sạch và tiêu diệt tất cả vi trùng trong các thiết bị hỗ trợ bé bú cho đến khi bé được 12 tháng tuổi là bước rất quan trọng. Đầu tiên, hãy rửa tất cả các thiết bị trong nước ấm, nước xà phòng. Tiếp đó dùng cọ rửa chai để cọ sạch tất cả dấu vết còn lại của sữa rồi mới rửa sạch và khử trùng. Bạn có thể sử dụng các phương pháp khử trùng khác nhau, chẳng hạn như làm sôi, dùng chất hóa học, hơi nước hoặc hơi nước lò vi sóng.
Bạn hãy luôn luôn nhớ rằng:
- Hơi nước có thể gây bỏng da nghiêm trọng, vì vậy hãy cẩn thận khi đun sôi hoặc xông hơi các thiết bị.
- Đặt tất cả các thiết bị ngoài tầm với của trẻ em.
- Tránh các thao tác xử lý không cần thiết lên thiết bị khử trùng và không chạm vào bề mặt bên trong của chai hoặc núm vú cao su.
Các bước pha sữa bột
–Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt khu vực chuẩn bị pha chế sữa cho bé.
-Bước 2: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô bằng một khăn sạch hoặc loại khăn chỉ dùng 1 lần.
-Bước 3: Đun sôi một ít nước. Đảm bảo đó phải là nguồn nước sạch. Nếu đun bằng ấm tự động, hãy đợi cho đến khi bình đun tự ngắt. Nếu sử dụng ấm đun trực tiếp trên bếp, đảm bảo nước phải thật sôi.
-Bước 4: Đọc kỹ hướng dẫn có trên bao bì hợp sữa để biết lượng nước và bột sữa chính xác cần pha chế. Sẽ không tốt cho sức khoẻ của bé nếu bạn thêm nhiều hoặc bỏ ít hơn lượng bột sữa đã được quy định.
-Bước 5: Bạn nhớ cẩn thận để tránh bị phỏng. Đổ đúng lượng nước sôi suy định vào bình sữa đã được rửa sạch và tiệt trùng. Nước pha sữa không nên dưới 70 độ C. Do đó, bạn không nên để nước nguội quá 30 phút sau khi tắt bếp.
-Bước 6: Đổ chính xác lượng bột sữa quy định vào bình sữa chứa sẵn nước.
-Bước 7: Trộn đều bằng cách lắc nhẹ bình cho bột sữa hoà tan.
-Bước 8: Để có nhiệt độ sữa khi bé uống phù hợp, cách làm nguội nhanh là để bình dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một hộp chứa nước lạnh hoặc nước đá. Để tránh sữa bị nhiễm bẩn, chỉ nên ngâm hoặc làm mát phần dưới của bình, tránh dính nước vào nắp bình sữa.
-Bước 9: Lau khô bên ngoài của bình bằng khăn sạch hoặc khăn chỉ dùng 1 lần.
-Bước 10: Kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn. Nhiệt độ của sữa để bé uống chỉ nên âm ấm, không quá nóng. Nếu bạn thấy vẫn còn nóng, tiếp tục làm nguội sữa thêm chút nữa.
-Bước 11: Cho trẻ bú sữa.
-Bước 12: Đổ bỏ lượng sữa công thức bé uống còn thừa hoặc đã pha nhưng chưa được dùng đến trong vòng 2 giờ.
Sữa non cho trẻ sơ sinh
Sữa non là gì: còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống (tên khoa học gọi là colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, chất sữa có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai, lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng một vài ngày sau khi sinh, sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, dễ hấp thụ nhất, rất cần thiết, bên cạnh đó còn có các kháng thể miễn dịch của mẹ được truyền qua bé giúp cho cơ thể trẻ sơ sinh có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng, sữa non sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Lượng sữa non tiết ra thay đổi tùy theo từng người, thông thường từ khoảng 10 – 100ml/ngày và trung bình là 30ml/ngày.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa bột trong đó có loại sữa non cho trẻ sơ sinh, đây là loại sữa tương tự sữa mẹ những ngày đầu sau sinh. Sữa non cho trẻ sơ sinh dạng này cũng chứa rất nhiều kháng thể có lợi cho hệ miễn dịch còn non yếu của bé cũng như các dưỡng chất dễ hấp thu, nhưng mẹ lưu ý các sữa non bên ngoài này chỉ là thực phẩm chức năng, không thể thay thế hay tốt như sữa mẹ, để đảm bảo sự an toàn cao cho bé, mẹ nên tham khảo và chọn mua sản phẩm sữa non đã được chứng nhận an toàn và chất lượng từ các tổ chức, cơ quan quản lý.
Những điều quan trọng cần lưu ý khác khi pha sữa cho bé
1. Không dùng lượng sữa còn sót lại
Bạn hãy sử dụng chai mới cho mỗi lần cho bé uống sữa và chú ý vứt bỏ toàn bộ sữa còn thừa sau mỗi lần bé uống. Đừng bao giờ cho bé dùng sữa còn thừa bởi vì sữa này có thể chứa vi khuẩn (vi trùng) và có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Đừng cho thêm các loại thực phẩm khác chẳng hạn như ngũ cốc dành cho em bé vào trong sữa. Nếu bạn nghĩ rằng bé cần nhiều thức ăn hơn với so với bình thường, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định trộn thực phẩm khác vào sữa.
2. Không dùng nước khoáng pha sữa
Một số mẹ cho rằng, nước khoáng là nước tinh khiết, lại giàu khoáng chất, dinh dưỡng như canxi chẳng hạn nên rất tốt để pha sữa cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết trong nước khoáng nhiều canxi nên khi pha sữa cho trẻ uống sẽ dẫn tới việc thừa canxi ở trẻ dẫn tới việc táo bón, sỏi thận….
Thậm chí, việc pha sữa bằng nước khoáng còn có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác mà mẹ không lường trước được. Tốt nhất, mẹ tuyệt đối không pha bằng nước khoáng mà nên pha bằng nước lọc đun sôi.
3. Không pha sữa với nước trái cây
Một số bà mẹ thấy con lười uống sữa và cho rằng nguyên nhân là do con sợ mùi sữa nên nảy ra “sáng kiến” pha sữa cho con với nước trái cây. Nước trái cây thường có vị ngọt nhẹ, thơm nên mẹ nghĩ rằng khi pha sữa, mùi vị sẽ dễ chịu hơn, con sẽ thích uống hơn, hoặc giúp con vừa hấp thụ được chất dinh dưỡng từ sữa, vừa hấp thụ được các loại vitamin từ trái cây.
Tuy nhiên, đây chính là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc pha sữa bằng nước trái cây không chỉ giảm đi chất dinh dưỡng trong sữa mà còn có nguy cơ dẫn tới việc ngộ độc ở con.
4. Pha sữa với nước đun sôi ở nhiệt độ 50 – 80 độ C
Nếu mẹ pha nước quá nóng sẽ khiến các thành phần như protein, lysin, acid folic… trong sữa bị phân giải do nhiệt độ nước quá cao. Còn nếu pha sữa bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa khó tan, vón cục, không dậy mùi thơm béo, trẻ khó tiêu.
Do đó, mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C là tốt nhất, vì sữa vừa tan hết, dậy mùi lại không làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng có trong sữa.
5. Đong sữa phải chuẩn
Việc đong sữa chuẩn rất quan trọng vì nó quyết định bé có được hấp thụ đầy đù chất dinh dưỡng hay không. Nếu mẹ đong quá nhiều sẽ khiến con bị thừa chất dinh dưỡng còn đong thiếu lại khiến con không đủ chất.
Các bà mẹ nên nhớ, các nhà sản xuất đã cân bằng lượng dinh dưỡng tối ưu trong mỗi lần pha sữa, vì vậy, mẹ không cần cho nhiều hay ít hơn mỗi lần pha. Mẹ chỉ cần đong sữa theo hướng dẫn trên bao bì là đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.
6. Sử dụng thìa đong sữa của nhà sản xuất
Để “cân đong đo đếm” chuẩn lượng sữa, mẹ cần phải đong bằng thìa của nhà sản xuất. Vì nếu mẹ sử dụng thìa bên ngoài, lượng sữa chắc chắn sẽ khác và không thể đúng như tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra.
Do đó, sau mỗi lần đong sữa, mẹ nên gạt thật sạch sữa trên miệng bình và thìa, cất gọn gàng vào trong hộp cho lần sử dụng tiếp theo.
7. Pha sữa nhiều lần trong ngày
Một số trẻ không thể uống một lúc hết lượng sữa do nhà sản xuất đề ra. Với trường hợp này, mẹ có thể chia nhỏ việc pha nhiều lần trong ngày cho trẻ nhưng vẫn pha theo đúng tỉ lệ. Ví dụ, một lần pha sữa trẻ phải uống đủ 150ml sữa, mẹ chỉ pha 70ml sữa, cách 2 giờ, mẹ pha tiếp 80ml sữa còn lại cho trẻ uống.
Với cách này, trẻ vừa được uống lượng sữa vừa phải, không bị ngán, sữa cũng không bị dư và mất đi hương vị, chất dinh dưỡng.
8. Lắc đều sữa sau khi pha
Sau khi đã đổ sữa vào bình, mẹ nhớ phải đậy chặt cổ chai, sau đó lắc đều để sữa tan hết ở trong bình và lắp núm vú cao su cho trẻ bú (hoặc mẹ cũng có thể dùng đũa để khuấy cho sữa tan hết). Mẹ cũng lưu ý, cần phải thử nhiệt độ trước khi đưa trẻ bú để tránh tình trạng sữa quá nóng ảnh hưởng tới việc bú của trẻ.
9. Hãy lấy chai ra ngay khi bé đã no
Đừng đặt bé lên giường với chai sữa và để bé tự uống một mình. Điều này rất nguy hiểm bởi bé có thể bị nghẹt thở. Ngoài ra, trẻ em lớn hơn thường xuyên được cho ăn theo cách này có nhiều khả năng bị viêm tai giữa và sâu răng.
Nuôi Con Tốt tổng hợp